“Bông hoa” ngành cơ khí
![]() |
Chị Phan Thị Thúy Liễu, giảng viên khoa cơ khí Trường cao đẳng Nghề số 7 - Quân khu 7, hướng dẫn thực hành cho học viên tại xưởng cơ khí - Ảnh: MINH PHƯỢNG |
Đó là chị Phan Thị Thúy Liễu (30 tuổi) - trưởng khoa cơ khí Trường cao đẳng Nghề số 7 - Quân khu 7 - vừa nhận giải nhất Tuổi trẻ sáng tạo toàn quân cho mô hình máy phay CNC.
Chế tạo máy vì học trò
Gặp chị Thúy Liễu lúc chị đang tỉ mỉ hướng dẫn học viên là bộ đội xuất ngũ thực hành trong xưởng. Tất cả học viên là nam, chỉ có cô giáo là nữ. Khi trò cần hỗ trợ gì, cô chẳng ngại lấm lem dầu mỡ xắn tay chỉ ngay.
Đối với chuyên ngành cơ khí, chị Liễu cho biết: hiện nay việc gia công máy phay CNC công nghiệp được áp dụng hầu hết trong các nhà máy cơ khí chế tạo. Do đó khi dạy nghề phải đào tạo làm sao để các em đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
“Trong quá trình học các em phải được thực hành liên tục. Nhưng hiện nay số lượng máy phay CNC trong nhà trường hạn chế. Để đầu tư mua sắm máy phay CNC công nghiệp phải có nguồn kinh phí lớn. Khi vận hành máy thì chi phí nhiên liệu, vật liệu, hao mòn cao làm tăng chi phí đào tạo” - chị Liễu cho biết. Từ những lý do đó, chị Liễu quyết tâm chế tạo một mô hình máy phay CNC để phục vụ học tập của học viên.
Lúc này chị lên ý tưởng và cùng với hai nữ đồng nghiệp bắt tay thực hiện. “Thứ bảy, chủ nhật ngày nghỉ nhưng chị em lại kéo nhau lên xưởng để làm. Thầy cô bên khoa điện tử cũng hỗ trợ nhóm nhiều. Thời gian đầu, do cài đặt sai nên không ra được sản phẩm hoặc sản phẩm có hình dạng không đúng yêu cầu” - chị Liễu kể lại lúc bắt tay làm mô hình máy phay CNC. Sau nhiều lần thất bại, làm đi làm lại, cuối cùng chiếc máy ra đời.
“So với máy phay CNC thật, mô hình này có kích thước nhỏ gọn, dễ di chuyển, lắp đặt. Khi hư hỏng không cần mời chuyên gia mà chỉ cần tìm lỗi, cài đặt lại” - chị Liễu nói.
Khi đưa vào giảng dạy, chiếc máy này đã giúp học viên làm quen, nắm chắc kiến thức cơ bản trước khi vận hành máy CNC công nghiệp trong thực tế.
Vất vả, vẫn yêu nghề
Có lẽ theo ngành cơ khí nên trông chị Liễu thật mạnh mẽ. Học viên hay chọc: “Cô giáo mạnh mẽ, manly (nam tính) quá đi”. Lý giải việc chọn ngành tưởng chỉ dành cho nam giới, chị Liễu nhớ lại: “Hồi học phổ thông, lúc xem tivi nhìn những dây chuyền sản xuất của Nhật Bản, mình mê lắm. Từ đó đã có ý định sẽ học ngành cơ khí. Rồi tôi chọn ngành cơ khí Trường đại học Cần Thơ. Lúc ấy ba mẹ, bạn bè, thầy cô ai cũng bất ngờ”.
Tuy nhiên lúc vào học, chị chẳng thua kém chàng trai nào. “Nữ mà học ngành này cực dữ lắm. Dầu mỡ lem luốc. Các bạn nam thì khỏe nên làm nhanh, mình thì chậm hơn. Nhưng bù lại nữ được cái cẩn trọng, tỉ mỉ hơn nên sản phẩm đẹp hơn” - chị Liễu cho biết.
Cứ mỗi lần làm được sản phẩm, chị thấy “sướng trong người’. Do đó, chị chưa bao giờ có ý định thay đổi ngành học. Ra trường chị ở lại giảng dạy tại trường, sau đó học và tốt nghiệp thạc sĩ cơ khí Trường đại học Bách khoa TP.HCM và về giảng dạy tại Trường cao đẳng Nghề số 7. Chị bảo mình đam mê lắm nên “nếu có cơ hội vẫn muốn học lên nữa”. Còn bây giờ chị cố gắng truyền dạy kiến thức cho các học viên để các em có tay nghề thật tốt, ra đời có thể nuôi sống bản thân.
Nhận xét về chị Phan Thị Thúy Liễu, thượng tá Phan Thành Thống - phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề số 7 - cho biết: “Liễu hiện là trưởng khoa cơ khí của trường nên có trình độ chuyên môn tốt. Các đề tài sáng kiến của Liễu đều là những đề tài có tính ứng dụng cao. Khi báo cáo đề tài với nhà trường, Liễu đều đeo bám, quyết tâm làm đến cùng. Phải yêu nghề lắm mới làm được như vậy, nhất là nữ giới!” - thượng tá Thống nói.
Đáp ứng yêu cầu dạy nghề Mô hình máy phay CNC do chị Liễu và đồng nghiệp chế tạo ra có chức năng gần giống máy gia công CNC công nghiệp thật nhưng nhỏ gọn và kết cấu đơn giản. Giá thành gia công hoàn chỉnh sản phẩm khoảng 45 triệu đồng. Mô hình máy phay CNC đã đáp ứng tốt yêu cầu dạy nghề cắt gọt kim loại tại Trường cao đẳng Nghề số 7 - Quân khu 7. Trước đó, trong hội thi thiết bị đào tạo tự làm của TP.HCM năm 2016, mô hình máy phay CNC này đã giành được giải nhì. |
Tag:
Một số phụ kiện liên kết điển hình trong mối ghép ren
,Tìm hiểu về lực xiết bulong và các cách tính thông dụng
,Tên các sản phẩm bulong ốc vít trong tiếng anh
,Loại phụ kiện liên kết công trình cho từng nhóm ngành
,Điểm qua danh sách một số loại bulong thường gặp
,Thợ cơ khí Czech tự chế tạo máy bay để đi làm
,Việc làm Kỹ Sư Cơ Khí Bảo Trì
,“Bông hoa” ngành cơ khí
,Kỹ sư cơ khí với số vốn 400 triệu đồng nên kinh doanh gì ...
,Đặc điểm của mạ kẽm xi 7 màu trong việc bảo vệ bề mặt kim loại
,Hỏi đáp nhanh : Một số câu hỏi thắc mắc về sản phẩm bulong ốc vít
,Câu đố sưu tầm tưởng dễ nhưng lại không.
,Cẩm nang khi mua phụ kiện liên kết công trình nhóm bulong - ốc vít
,Ngành chế tạo máy và cơ khí có giống nhau?
,Việc làm Giám Đốc Nhà Máy Cơ Khí
,TAITRA giới thiệu các sản phẩm cơ khí Đài Loan tại MTA Vietnam ...
,Các loại phụ kiện liên kết ứng với phần nào của một công trình tòa nhà?
,Tính chất và đặc điểm của từng loại bulong đầu tròn cổ vuông
,Bulong dùng trong xây dựng cầu đường cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
,-
Trực tuyến:
-
Hôm nay:
-
Past 24h:
-
Tất cả: