Đặc điểm của mạ kẽm xi 7 màu trong việc bảo vệ bề mặt kim loại
Hiện nay, nhu cầu về phụ kiện liên kết công trình khá lớn, kéo theo đó nhu cầu về việc xử lí bề mặt cũng phát triển theo. Trên thị trường, có rất nhiều loại mạ kẽm khác nhau nhằm phục cho nhiều nhu cầu trong cuộc sống. Các loại xi mạ kẽm phổ biến hiện nay có thể kể đến như: mạ kẽm trắng xanh, mạ kẽm bảy màu, mạ kẽm đen,…
Xi (mạ kẽm) là quá trình sử dụng các kỹ thuật công nghệ cao để phủ lên bề mặt kim loại một lớp kẽm nhằm bảo vệ sản phẩm không bị gỉ sét, tránh những hư hỏng trong quá trình sử dụng lâu dài trước tác động của môi trường.
Ưu điểm của xi 7 màu là có đặc tính dày giúp bảo vệ kim loại rất tốt. Bên cạnh đó, với lớp màng thụ động gắn chắc với bề mặt xi mạ kẽm, lớp màng này có độ xốp cao nên rất dễ nhuộm màu hoặc bám sơn rất tốt.
Những sản phẩm thường sử dụng công nghệ xi 7 màu có thể kể đến như: tắc kê nở, long đền, vít tôn, cùm xoay, bản mã,…
Đối với bulong, tán (đai ốc) hình thức mạ kẽm xi trắng, xi xám tro và nhúng nóng thông dụng hơn. Ngoài ra với bulong S10T ( hay còn gọi là bulong tự đứt) thường được nhuộm đen để bảo vệ lớp bề mặt.
Đặc điểm mạ kẽm bảy màu:
- Mạ kẽm xi 7 màu là mạ kẽm có màu sắc vàng ánh xanh
- Lớp mạ kẽm này có màng thụ động rất dày, có công dụng giúp bảo vệ tốt bề mặt của kẽm.
- Thông thường, lớp mạ kẽm bảy màu tốt hơn lớp mạ kẽm trắng xanh, mạ kẽm đen, kẽm trắng, xi xám tro…
- Trong xi mạ kẽm mỗi chất có một màu riêng, chẳng hạn: ZnSO4 màu trắng, Cr(OH)3 màu lục nhạt, Cr2(SO4) 3 màu lục, Cr(OH)CrO4 màu vàng chanh… Màu sắc chung của màng này phụ thuộc vào chiều dày màng cũng như vào thành phần và chế độ xử lý của dung dịch…
- Tăng chiều dày màng sẽ lần lượt biến đổi màu từ trắng – trắng xanh – lục – vàng – ngũ sắc (kẽm 7 màu).
- Khi tăng nồng độ Cr, thời gian, nhiệt độ, khuấy sẽ làm tăng chiều dày,do đó sẽ làm thay đổi màu sắc dần theo chiều hướng như trên.